Phòng bệnh sốt xuất huyết

Thứ năm - 18/08/2022 11:09
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Hiện nay, thời tiết đã bước vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát, trong đó đáng chú ý là dịch bệnh Sốt xuất huyết. Dự kiến trong thời gian tới số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng, nếu không có những biện pháp chủ động, tích cực phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết một cách quyết liệt.

HƯỞNG ỨNG NGÀY ASEAN PHÒNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT

Hiện nay, thời tiết đã bước vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát, trong đó đáng chú ý là dịch bệnh Sốt xuất huyết. Dự kiến trong thời gian tới số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng, nếu không có những biện pháp chủ động, tích cực phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết một cách quyết liệt.
Trước tình hình đó, tỉnh Bình Dương đã triển khai Chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn toàn tỉnh. Với mục tiêu huy động cồng đồng và các lực lượng xã hội cùng tham gia hưởng ứng chiến dịch, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống, chung tay vệ sinh môi trường, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân để hạn chế mức thấp nhất tỉ lệ mắc bệnh và tử vong, không để dịch lan rộng trong cộng đồng.
Để phòng chống bệnh Sốt xuất huyết và Hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” năm 2022, mỗi người dân hãy chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp sau:
1. Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi.
2. Đậy kín dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy.
3. Mặc áo quần dài, ngủ mùng kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt. Cọ rửa các dụng cụ chứa nước thường xuyên; Thu gom và hủy các vật phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ,... dọn dẹp vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; thay nước bình cắm hoa thường xuyên.
4. Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và ngành y tế trong Chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Ngoài các biện pháp trên, hiện nay Viện Pasteur TP. HCM đã phối hợp với ngành y tế tỉnh triển khai phương pháp Wolbachia để phòng chống bệnh SXH tại một số phường trên địa bàn TP Thủ Dầu Một. Đây là phương pháp mới, được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả.
Cộng đồng chung tay hưởng ứng chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo của ngành y tế để phòng chống bệnh SXH./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay42
  • Tháng hiện tại18,811
  • Tổng lượt truy cập2,851,208
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây