Thực hiện Kế hoạch số 01-KH/BTCCT ngày 28/5/2024 của Ban tổ chức cuộc thi thiết kế, xây dựng video clip tuyên truyền, giới thiệu “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” năm 2024, Chi bộ Trường MN Huỳnh Thị Hiếu, xây dựng video clip tuyên truyền, giới thiệu “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), Chi bộ xây dựng không gian : Về quê hương, thân thế, gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Không gian : Về quê hương, thân thế, gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU - Nhằm đổi mới, đa dạng nội dung và hình thức trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đơn vị. - Đơn vị trường MN Huỳnh Thị Hiếu đã Xây dựng “Không gian: Về quê hương, thân thế, gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh” giúp cho CBGVCNV_ PHHS hiểu biết sâu sắc hơn về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. II. NỘI DUNG ;
Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Cách đây tròn 134 năm (19.5.1890 – 19.05.2024), tại Làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã cất tiếng khóc chào đời, Người đã làm “rạng rỡ dân tộc ta, Nhân dân ta và non sông đất nước ta”, Người chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Người chiến sĩ Cộng sản quốc tế mẫu mực, Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Bác là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969. Gia đình Hồ Chí Minh Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Sen (hay làng Kim Liên), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Thân sinh của Bác Hồ
Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là Cụ Phó bảng; 1862 – 1929) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ; năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một “tên cường hào” bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng. Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tại Làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp (nay là xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) cho đến cuối đời. Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Hồ Chí Minh. Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả gia đình. Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901. Năm 1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen, Kim Liên. Năm 1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ. 1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà. Chủ tịch Hồ Chí Minh có lối sống giản dị Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương vô cùng tiêu biểu về một lối sống giản dị - một lối sống có lẽ chúng ta chẳng thể tìm thấy được ở bất kỳ một người đứng đầu quốc gia nào khác. Sự giản dị của Bác được thể hiện ở mọi phương diện trong cuộc sống, từ nơi ở, bữa cơm cho tới các tác phẩm văn học. Là một người đứng đầu của quốc gia, thế nhưng nơi ở của Bác chỉ là một căn nhà sàn gỗ nhỏ với vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ". Đồ đạc ở trong nhà của Bác cũng không có nhiều, chỉ là một vài món đồ rất giản dị, mộc mạc và đơn sơ. Nơi ở là vậy, trang phục của Bác cũng rất đỗi giản dị. Bác chỉ thường mặc những bộ bà ba nâu, thêm chiếc áo trấn thủ cùng đôi dép lốp. Ngoài ra, Bác còn có thêm vài bộ đồ kaki đã cũ, màu đã bạc và vải cũng đã sờn. Cả đời của bác luôn cống hiến, luôn làm việc để lo cho nước, cho dân, để lãnh đạo cuộc Cách mạng của toàn dân tộc đi đến bến bờ thắng lợi. Học tập và làm theo tư tường, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, CBGVCNV trường hàng tháng nghe kể một câu chuyện về Bác . Từ đó, liên hệ bản thân viết nhật kí học tập và làm theo tư tưởng ,phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh , được ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
Cuộc sống của Bác cho dù có bận rộn đến mấy, Bác vẫn luôn dành thời gian cho các cháu thiếu nhi. Bác với các cháu thiếu niên nhi đồng : Sinh thời, dù luôn bận bịu với việc nước, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thế hệ măng non, bởi theo Bác, chính những thế hệ này sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác Hồ thường có thư gửi các cháu mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Tấm lòng của Người đối với thiếu nhi được thể hiện qua những bức thư, những bài thơ mà cho đến hôm nay vẫn chan chứa tình thương yêu vô hạn. Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết. Người luôn nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:
“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan Chẳng may vận nước gian nan Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”...
Cụ thể hơn, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong (tháng 5 năm 1961), Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”
Cho đến hôm nay, thiếu nhi cả nước vẫn xem như đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá đội viên tiêu biểu của Đội. Cũng ngay trong lá thư này, Bác ân cần nhắc nhở thiếu niên nhi đồng: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Không gian đọc sách tìm hiểu về Bác: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng ,đạo đức , phong cách Hồ Chí Minh, đơn vị đã trang bị không gian cho CBGVCNV đến đọc sách và mượn sách về đọc .Đơn vị đã trang bị các đầu sách như sau: - Bộ sách vang vọng lời nước non-12 tập -Hồ chí Minh và tác phẩm “ Ngục trung nhật kí” -Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh: hành trình cứu nước( 4 ngôn ngữ: Việt- Anh- Nga- Trung) -Vào cõi bác xưaChủ tịch Hồ Chí Minh với đại hội Đảng ta -Nữa thế kĩ thơ văn Hồ Chí Minh, -Hồ Chí Minh –Biểu tượng của thời đại -Tư tưởng Hồ Chí minh về đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc -Tấm gương Bác- Ngọc quý của mọi nhà -Những dấu ấn lịch sử về Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập -Người Nga viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại đơn vị là việc làm có ý nghĩa giúp toàn thể đảng viên CBGVCNV được đến cùng nhau học tập chia sẻ và nhắc nhau luôn thực hiện tốt chỉ thị 05, học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.