* Xây dựng môi trường thư viện xanh trong lớp và môi trường ngoài lớp đẹp, bắt mắt, an toànThư viện xanh ở tại lớp học
Để xây dựng môi trường “Thư viện xanh” trong và ngoài lớp học, lớp mầm tập trung làm đồ dùng, trang trí kệ trưng bày sách, truyện tranh cho trẻ... Chú ý tới những màu sắc tươi sáng, hình ảnh trang trí ngộ nghĩnh, bố trítranh vẽ, hình ảnh sao cho trẻ dễ quan sát, sách được trưng bày cụ thể và gọn gàng, ngăn nắp trên kệ, các kệ để sách thiết kế ngang tầm với trẻ để trẻ dễ lấy và cất sách, tạo điều kiện thuận lợi, thoải mái nhất khi trẻ tiếp xúc với sách và đọc sách....Tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, dễ kiếm, dễ làm để làm bàn, ghế, thảm cho trẻ khi ngồi đọc sách.... Đối với góc thư viện được thiết kế trong lớp học thì bố trí góc thư viện là góc tĩnh để trẻ có khoảng không gian yên tĩnh để “đọc”, nơi đảm bảo đủ ánh sáng để trẻ “đọc”. Vì vậy giáo viên không đặt góc thư viện gần các góc động, góc có nhiều tiếng ồn. Bố trí trưng bày sách, tranh ảnh, truyện phù hợp với trẻ, sách đa dạng theo từng chủ đề cho trẻ dễ tìm hiểu. * Tổ chức cho trẻ "đọc" sách, truyện: Về thời gian cho trẻ làm quen với sách: Trẻ có thể làm quen vào giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, giờ ra về, trẻ tự lấy sách, ngồi ngay tại những chiếc bàn nhỏ. Xem xong, trẻ tự xếp sách vào đúng vị trí quy định. Trẻ có thể xem sách, truyện với tư thế thoải mái nhất. Đối với trẻ chưa biết đọc sách thì giáo viên thường xuyên duy trì việc đọc sáchtrên lớp cho trẻ, hoặc tham gia đọc sách ngoài trời cùng trẻ. Mỗi cô ở trường mầm non đều có những giọng đọc truyền cảm riêng. Do đó, cô giáo cần tự rèn luyện giọng đọc, giọng kể của mình để lôi cuốn trẻ nghe, từ đó trẻ sẽ hứng thú hơn với việc nghe kể chuyện và đọc truyện, đọc sách. Cô giáo sử dụng mọi sắc thái của giọng nói, ngôn ngữ của cơ thể và các phương tiện đọc biểu cảm khác làm cho câu chuyện có tiếng nói, tạo cho truyện một bức tranh âm thanh sống động tương ứng. Nhiệm vụ của cô giáo khi đọc là giúp cho trẻ có thể nhìn thấy cái đã nghe được, làm cho những bức tranh và những hình ảnh tương ứng hiện lên chân thực và thu vào tầm mắt, gợi lên những tình cảm và cảm xúc nhất định. Qua cách trình bày tác phẩm một cách truyền cảm, giáo viên giúp trẻ dễ dàng hiểu được nội dung câu chuyện, phát triển ở trẻ trí tưởng tượng nghệ thuật, giúp trẻnhìn thấy được các hình tượng, các khung cảnh, các tình tiết và biết đánh giá chúng đúng đắn. Bằng cách đó, trẻ cảm nhận được nhạc tính trong ngôn ngữ thơ ca mạnh hơn, thụ cảm được tính diễn cảm của ngôn ngữ tinh tường hơn. Đối với trẻ lớn hơn thì các cô hướng dẫn cho trẻ cách chọn sách, cầm sách để đọc. Cần có sự khuyến khích, tuyên dương trẻ khi trẻ chủ động tìm sách để đọc. Với tiêu chí cho trẻ được học và làm quen với cách đọc sách, làm quen với cách kể chuyện theo tranh và kể chuyện theo sự sáng tạo của trẻ, việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ sẽ trở thành một trải nghiệm đầy thích thú, phát triển ở trẻ thái độ tích cực đối với việc đọc khi trẻ lớn lên. Đọc sách giúp xây dựng kỹ năng lắng nghe và trí tưởng tượng của trẻ được tốt hơn. Những trẻ còn bé sẽ học được về màu sắc, hình dáng, các con số và chữ cái, trong khi những trẻ lớn hơn sẽ khám phá ra việc mở rộng chuỗi kiến thức của mình. Khi tham gia góc thư viện, trẻ được trải nghiệm với cách “đọc” sách và tự kể chuyện sáng tạo qua tranh. Thông qua mô hình “Thư viện xanh”,giáo có thể tổ chức cho trẻ các hoạt động như đọc sách truyện theo nhóm, bình luận sách theo nhóm, lớp; thi kể chuyện dưới sự hướng dẫn của cô giáo; khuyến khích trẻ sáng tác truyện tranh, sáng tác những câu chuyện ngắn, ý nghĩa… * Sự tham gia của cô cùng trẻ đọc sách, truyện: Để thu hút trẻ đến với “thư viện xanh” tôi thường xuyên thay đổi sách, truyện mới. Để trẻ được xem và làm quen với nhiều loại sách, tôi hướng dẫn trẻ chọn sách đúng ý thích và cô cùng đọc với trẻ trong giờ đón, trả trẻ hàng ngày. Tôi tích cực tuyên truyền với phụ huynh về việc cùng con đọc sách ở thư viện củalớp hoặc cùng con đọc sách ở nhà để hình thành thói quen đọc sách. Giáo dục trẻ sử dụng sách, bảo quản sách với mô hình “thư viện xanh”, tủ sách phòng thư viện; rèn cho trẻ thói quen đọc sách theo lịch phân công của nhà trường, tập cho trẻ thói quen cẩn thận không được làm rách, bẩn sách. Với hoạt động thiết kế xây dựng mô hình và tổ chức “thư viện xanh” tại lớp học ở Trường Mầm non Huỳnh Thị Hiếu bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tạo được sự hứng thú cho trẻ để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui của trẻ, góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục trẻ của nhà trường. Một số hình ảnh minh họa góc “Thư viện xanh” lớp mầm -do Cô Trần Thị Thủy Tiên và Cô Nguyễn Thị Ngọc Tuyết xây dựng: